Lưu trú : Nhà nghỉ , Nhà khách , Khu nghỉ dưỡng , Khách sạn
Ẩm thực : Quầy ba , Quán ăn , Nhà hàng , Đặc sản
Mua sắm : Hàng lưu niệm , Chợ , Siêu thị
Giải trí : Karaoke , Cafe , Bar - vũ trường
Vận chuyển : Khởi công khu dịch vụ hàng không trong năm 2013 , , , Tàu thủy , Tàu hỏa , Taxi , Ô tô , Máy bay
Cơ sở lưu trú du lịch trên địa bàn thành phố: Đầu tư nâng cấp dịch vụ. Khách sạn 5 sao đầu tiên Tại Hải Phòng
Năm Du lịch quốc gia Đồng bằng sông Hồng- Hải Phòng 2013 là “cơ hội vàng” cho các doanh nghiệp du lịch Hải Phòng bứt phá trong đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng dịch vụ. Trong đó, việc nâng cấp cơ sở lưu trú được ngành Văn hóa- Thể thao và Du lịch quan tâm, chú trọng, tạo chuyển biến rõ rệt, góp phần đáp ứng nhu cầu nghỉ dưỡng của du khách trong và ngoài nước.
Nam Cường Hotel
Số 47 Lạch Tray, Quận Ngô Quyền, Thành phố Hải phòng
KHÁCH SẠN 4 SAO
Thành phố Hải Phòng có 08 khách sạn 4 sao,
KHÁCH SẠN QUỐC TẾ CAMELA
Khách sạn Quốc tế Camela được xây dựng bên bờ sông Cấm thanh bình, nơi có cầu Bính nổi tiếng bắc ngang nối Cảng Hải Phòng với Di sản Thiên nhiên Thế giới Vịnh Hạ Long. Vị trí của Khách sạn gần với Khu Công nghiệp Nomura, cách Trung tâm Thương mại Metro 1Km. Từ Khách sạn, Quý khách chỉ mất 5' đi xe để tới bến cảng nếu Quý khách muốn đi tham quan Vịnh Hạ Long, 10' để tới ga xe lửa, 15' tới sân bay Cát Bi và 20' Quý khách có thể ra đến Sân Golf Đồ Sơn và Biển Đồ Sơn nổi tiếng.
KHÁCH SẠN SEA PEARL
Thị trấn Cát Bà - Cát Hải - Hải phòng
Khách sạn Classic Hoàng Long
25 Trần Quang Khải _ Hồng Bàng Hải Phòng
KHÁCH SẠN 2 SAO
Trên địa bàn thành phố Hải Phòng có 60 khách sạn 2 sao
KHÁCH SẠN 1 SAO
Hải Phòng có khoảng 28 khách sạn 1 sao
Thân thế và sự nghiệp Trạnh Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm
Cụ Nguyễn Bỉnh Khiêm sinh trưởng trong một gia đình danh giá, có học vấn ở làng Trung Am (xã Cổ Am, Vĩnh Bảo, Hải Phòng) nên Nguyễn Bỉnh Khiêm sớm được thừa hưởng tinh hoa truyền thống gia tộc. Ông ngoại Nguyễn Bỉnh Khiêm, vị khoa bảng Nhữ Văn Lan được coi là vị tổ của họ Nhữ ở làng An Tử Hạ, Tiên Lãng, đỗ tiến sĩ năm 1463, đời Lê, làm quan đến chức Thượng thư Bộ Hộ. Cha mẹ Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng đều là những người có văn tài học hạnh.
Tương truyền, thân mẫu của Nguyễn Bỉnh Khiêm, bà Nhữ Thị Thục, một bậc nữ lưu tài hoa chốn kinh thành giỏi giang văn chương và tinh thông lý số đã hơn một lần gieo cầu đoán sẽ đẻ ra vua. Thế nên ngay từ khi Nguyễn Bỉnh Khiêm cất tiếng khóc chào đời, năm 1491, lại thấy con mình có tướng mạo khác thường, bà đã dốc sức nuôi dạy con trai để trở thành một tài năng kiệt xuất giúp nước cứu đời. Niềm thôi thúc mạnh mẽ ấy đã khiến bà sớm tìm được người thầy có đạo cao đức cả là cụ bảng nhãn Lương Đắc Bằng về dạy cho Nguyễn Bỉnh Khiêm.
Với trí tuệ thông minh mẫn tiệp từ nhỏ nay lại gặp được thầy giỏi nên Nguyễn Bỉnh Khiêm chẳng khác gì rồng gặp được mây. Và rồi thầy cũng hết chữ để dạy trò, khi chính ông đã vượt xa thầy qua cuốn “Thái ất huyền hoặc” kia.
Lớn lên trong một giai đoạn lịch sử rối ren mà vua tôi nhà Lê và các tập đoàn phong kiến bấy giờ gây ra, mãi đến năm 44 tuổi, năm 1535, ông mới đi thi và đỗ đầu ba kỳ thi Hương, thi Hội, thi Đình và đỗ Trạng Nguyên. Cái tài học vấn uyên thâm của ông, sự thông tuệ của ông đã đắc dụng sau này khi ông sử dụng vào chính sự trên gốc rễ nhân dân. Sở học của ông đã phát huy tối đa sau này khi ông áp dụng vào những sự kiện chính trường đầy biến động của đất nước.
Với minh tuệ của mình, với trình độ thâm nguyên lý học của mình, ông được triều đình nhà Mạc và các sĩ phu đương thời phong là Trình tuyền hầu và dân gian gọi ông là Trạng Trình. Người đời sau, La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp coi ông là người có tài "huyền cơ tham tạo hóa".
Sinh ra với tướng mạo khác thường nhưng không có khí chất thiên tử nên ông không thể làm vua. Nếu lên ngôi chắc hẳn Đại Việt sẽ có một đấng minh quân và nhân dân không phải loạn lạc. Không làm vua thì ông làm một Khổng Minh quân sư cho cả ba thế lực chính trị đương thời tạo ra thế chân vạc kìm toả lẫn nhau mà không rơi vào hỗn chiến tam quốc, một cách ích lợi nhất cho muôn thảo dân, tránh được những cuộc chiến đầu rơi máu chảy, nồi da nấu thịt, huynh đệ tương tàn. Không là vua nhưng ông có thể thiết kế chính trường. Những tính toán của ông, những đường đi nước bước của ông trên bàn cờ cuộc thế đã được tiên liệu trước.
Xuất thân từ gia đình danh gia vọng tộc nhưng ông có cái nhìn vượt lên trên tầng lớp thượng lưu để hướng về thảo dân bách tính với những nhân ái lớn lao là cuộc sống an lạc, thái bình, thịnh vượng cho mọi người. Điều đó phải là một minh tuệ mới có được. Điều đó phải là một hiền tâm mới làm được.
Và chỉ với một câu thơ "Việt Nam khởi tổ xây nền" (câu đầu tiên trong Sấm Trạng Trình mà ông để lại cho hậu thế), Nguyễn Bỉnh Khiêm được coi là người đầu tiên sử dụng tên gọi Việt Nam như là quốc hiệu song ông cũng là người sử dụng nhiều nhất và có ý thức nhất danh xưng thiêng liêng này.
Gạt đi tất thảy những huyền du của giai thoại như khi lên một tuổi ông nói mặt trời mọc đằng đông, bỏ qua giai thoại về việc cứu nguy cho hậu duệ thoát nạn sập nhà 500 năm sau khi ông mất… chỉ còn lại cái cốt của giai thoại thì cho thấy ông là người luôn ôm nỗi đau thế sự. Bằng minh tuệ của mình, ông phải luôn trăn trở cái thế, về sự giằng xé giữa các thế lực, về cái thiệt thòi cái phúc lợi của chúng dân là gì khi những mưu đồ được toan lên giữa bàn cờ thế cuộc.
Thế nên mới có được nước cờ đắc địa "Hoành sơn nhất đái, vạn đại dung thân" cho Nguyễn Hoàng, "Giữ chùa thờ Phật thì ăn oản" cho chúa Trịnh khi đến hỏi kế sách, và "Cao Bằng tuy thiến, khả diên số thế" với nhà Mạc. Thế nên tiếng nói ông mới trở thành tiếng sấm được truyền tụng tới mai sau…
Dẫu là người có thể tiên đoán được biến cố 500 năm sau trước nhờ học phương pháp tính theo Thái ất nhưng ông vẫn phải sống ở thời đại ông, thân thể ông vẫn bó buộc trong cuộc tao ly thế kỷ XV của Đại Việt. Có thể những lời sấm của ông vẫn còn được tiếp tục giải mã thế nhưng hệ tư tưởng triết học của ông vẫn nằm trong vòng tròn của chủ nghĩa duy tâm chứ không phải là hình xoắn trôn ốc của chủ nghĩa duy vật biện chứng. Dù vậy thì ông vẫn đạt đến một đỉnh tùng trượng sơn của trí tuệ.
“Vằng vặc chữ Tâm, trĩu lòng chữ Đức
Trang thơ nào cũng từ máu chắt ra”
Nơi nào ông ngồi nghiền ngẫm thế cuộc, thiên cơ, quốc vận, có phải bên hàng tùng bách dưới chân núi Cổ Am? Nơi nào là nơi ông ngồi viết sấm ký, nơi nào là nơi ông ngồi viết những vần thơ, có phải bên dòng Tuyết giang vời vợi? Nơi nào ông mở trường lớp dạy học những mong đào tạo cho đời những tài năng kinh bang tế thế khi lui về ở ẩn? Một Bạch vân phu tử hay một Tuyết giang phu tử đang thư nhàn bên suối, bên thông như tiên ông ngồi đánh cờ, câu cá.
Ông vẫn đang mải chơi cờ đó ư? Hay ông vẫn đang say nghĩ tiếp những vần xoay con tạo, những quy luật biến thiên của thời cuộc tàn suy thăng giáng và những ngoại lệ của các quy luật đó. Không, ông đang trải lòng mình với những vần thơ.
Những câu thơ chắt chiu từ tâm đức ông. "Trạng Trình tỉnh giấc cười ba tiếng/ Quẻ lòng nhân giao mãi chưa thành". Tôi đồ rằng, sau lúc thiếp mệt, ông chợt tỉnh giấc rồi cười vang lên ba tiếng đắc nhân tâm khi bỗng nghĩ ra điều gì đó có lợi cho chúng dân hay nghĩ ra một câu thơ thần, một câu thơ thiền bừng nở giữa đóa sen.
Cái uyên tuệ của ông đã đắc dụng trong chính trường Đại Việt thế kỷ XV, để lại những dấu ấn trong lịch sử các triều đại phong kiến Việt Nam, còn cái hiền tâm ông được hiển hiện ra bằng những tập thơ ông để lại cho đời: Bạch vân thi tập và Trình Quốc công thi tập.
Những câu thơ sáng lên một chữ Tâm, tỏa ra một chữ Đức, truyền lại cho đời một đạo lý đối nhân xử thế. Thơ ông rạng lên một tấm lòng lo cho nước, thương đời, yêu dân và một tâm hồn suốt đời da diết với đạo lý lo trước cái lo của thiên hạ, vui sau cái vui của thiên hạ. Thơ ông là những triết lý nhân sinh về đời sống đầy nhân văn như thế.
Tiên lượng việc vị lai như thần, thiên tài của Trạng Trình đã được công nhận và tôn vinh. Ông đã ôm nỗi đau thế sự trong suốt cuộc đời mình, ông đã ngậm trong lòng mình niềm đắng xót số phận dân chúng. Không đa đoan nhập thế như Lê Quý Đôn nhưng khi về ở ẩn thì cũng giống như nhiều nhà nho khác, ông hành nghề gõ đầu trẻ.
Một cách nhập thế ở đâu và ở thời nào cũng thanh cao và tao quý như nhau. Từ chữ nghĩa thánh hiền, ông vào đời xử thế một cách tùng trượng sơn và rồi sau lại truyền dạy chữ nghĩa uyên nho và cách sống phải đạo làm người cho các thế hệ sau, để đi vào sử sách thánh hiền. Đó cũng chính là bản lĩnh tùng quân một minh tuệ và hiền tâm của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm.
Khu di tích đền Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm
Toàn bộ quần thể đền thờ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm được quy hoạch trên một diện tích rộng 5,7 ha, thuộc làng Trung Am quê ông. Tất cả các hạng mục kiến trúc được sắp xếp hợp lý, khoa học, cảnh quan hài hoà khiến cho chúng tôi cảm tưởng như đang đến thăm một danh lam nào đó. Năm 1991, di tích này đã được Nhà nước xếp hạng cấp Quốc gia.
Qua khỏi cổng tam quan với 3 chữ Hán: Trung Am từ (tức đến Trung Am) là ngôi đền thờ chính gồm 3 gian, là nơi đặt tượng và bài vị của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Tượng ông được làm bằng gỗ, trông thế ngồi trên ngai, mình mặc áo rồng vua ban, đầu đội mũ cánh chuồn, tay phải cầm cuốn tập giơ lên như đang giảng đạo thơ cho các học trò. Phía trước đền là hồ Thái Nhâm, trên khoảng đất giữa hồ (có cầu bắc qua) còn tấm bia đá làm năm Vĩnh Hựu nhà Lê (1736) ghi lại việc làm đền thờ Trạng và tên những người đã đóng góp xây dựng đền.
Trải qua mưa nắng và thời gian, nhiều chữ trên bia đã mờ, khó đọc. Đi ra phía sau đến khoảng hơn 100m là 3 gian nhà lợp cói, mô phỏng Bạch Vân am là nơi Nguyễn Bỉnh Khiêm sau khi từ quan đã về dạy học, làm thơ. Bên phải Bạch Vân am là khu vực tượng đài Nguyễn Bỉnh Khiêm và cáo phù điêu. Tượng Nguyễn Bỉnh Khiêm là một tác phẩm kiến trúc đeo, cao 5,7 mét, nặng 8,5 tên được làm bằng chất liệu đá Granit và được tả trong tư thế ngồi tay cầm bút, tay cẩm sách, y phục nhà Nho, cốt cách giản dị.
Trên chiếc lư hương lớn bằng đồng đặt phía trước tượng ông dường như lúc nào cũng nghi ngút khói hương. Hai bức phù điêu, mỗi bức có cao khoảng hơn 5 mét, dài hơn 20 mét và được làm khá hoàn chỉnh cả về nồi dung, bố cục mỹ thuật... Một bức diễn tả lại cuộc đời sự nghiệp của Trạng Trình từ lúc còn bé đến cuối đời; bức kia diễn tả một giai đoạn lịch sử của địa phương từ khi thực dân Pháp xâm lược cho đến nay. Chúng tôi đến thám nhà trưng bày các tư liệu lịch sử liên quan đến Nguyễn Bỉnh Khiêm. nằm ở phía trước tam quan đến. Đó là một kiến trúc có mái hình bát giác. Nét mới của vật liệu cho thấy nó mới được làm cách đây vài năm.
Trong số các hiện vật trưng bày ở đây, chúng tôi chú ý đến chiếc tủ kê ở chính giữa. Trên đó là một số tác phẩm của Nguyễn Bỉnh Khiêm như Sấm ký bí truyền gồm các lời tiên đoán của ông về tương lai; Bạch Vân am thí tập, Trình Quốc công Bạch Vân am thi tập là tập hợp một số những bài thơ chữ Hán và chữ Nôm của ông về nhân ảnh thể thái hay cảnh đẹp thiên nhiên... Đáng chú ý, có một hiện vật gốc là một phắn cổn lại của một cây cẩu đá, trên đó có 3 chữ Hán: "Trường Xuân Kiều” (tức cầu Trường Xuân). Phiến đá xanh đã nhân một mặt bởi dấu chân người đi qua.
Dòng chú thích bên cạnh ghi rõ đây là cây cầu do Nguyễn Bỉnh Khiêm và nhân dân trong vùng dựng vào năm 1543 dùng để bắc qua con mương nhỏ vào chùa Mét. Tương truyền sinh thời ông từng đến đây vãn cảnh, đàm đạo thơ văn.
Ngoài quần thể di tích đền thờ Nguyễn Bỉnh Khiêm, du khách muốn tìm hiểu thêm có thể tới thăm mộ cụ Nguyễn Văn Định, thân sinh Nguyễn Bỉnh Khiêm, thăm tháp Bút Kình Thiên cách đền không xa; thăm chùa Song Mai và đền thờ bà Minh Nguyệt (vợ thứ của Trạng Trình); thăm di tích Quán Trung Tân bên bờ sông Hàn (cạnh cầu Hàn nối huyện Vĩnh Bảo với huyện Tiên Lãng) hay qua cầu thăm mộ bà Như Thị Thục, thân mẫu của Nguyễn Bỉnh Khiêm ở làng Yên Tử Hạ, xã Kiến Thiết, huyện Tiên Lãng...
Hàng năm cứ đến ngày 23-12, người dân trong vùng và các nơi lại kéo về đền thờ tế lễ, dâng hương tưởng niệm ngày mất của ông. Bên cạnh tuần lễ, phần hội có nhiều trò chơi dân gian đánh vật, kéo co, chọi gà, cờ người...
Vị trí: Khu di tích Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm thôn Trung Am, xã Lý Học, huyện Vĩnh Bảo, Tp. Hải Phòng.
Đặc điểm: Khu di tích gồm nhiều hạng mục công trình, là nơi thờ danh nhân văn hoá Nguyễn Bỉnh Khiêm và trưng bày hiện vật về thân thế và sự nghiệp của ông.
Khu di tích gồm 9 hạng mục: tháp bút Kình Thiên; đền thờ dựng sau khi cụ mất (1585) với ba gian tiền đường, hai gian hậu cung, phía trước có hai hồ nước tượng trưng cho trời và đất, bức hoành phi trong đền ghi 4 chữ “An Nam Lý Học”; nhà trưng bày thân thế và sự nghiệp của Nguyễn Bỉnh Khiêm; phần mộ cụ thân sinh ở phía sau đền; tượng Nguyễn Bỉnh Khiêm bằng đá cao 5,7m, nặng 8,5 tấn; hồ bán nguyệt rộng khoảng 1.000m²; chùa Song Mai; Nhà Tổ có tượng thờ bà Minh Nguyệt, vợ của Nguyễn Bỉnh Khiêm và Quán Trung Tân, nơi lưu giữ quan niệm mới về chữ “Trung” hướng lòng theo “chí trung chí thiện”.
©2012 Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hải Phòng
Địa chỉ : 18 Minh Khai, Quận Hồng Bàng, Hải Phòng
Điện thoại : +84.31.382.2616 /+84 - Fax : +84.31.382.2616
Email : info@vanminhsonghong.gov.vn