Lưu trú : Nhà nghỉ , Nhà khách , Khu nghỉ dưỡng , Khách sạn
Ẩm thực : Quầy ba , Quán ăn , Nhà hàng , Đặc sản
Mua sắm : Hàng lưu niệm , Chợ , Siêu thị
Giải trí : Karaoke , Cafe , Bar - vũ trường
Vận chuyển : Khởi công khu dịch vụ hàng không trong năm 2013 , , , Tàu thủy , Tàu hỏa , Taxi , Ô tô , Máy bay
Cơ sở lưu trú du lịch trên địa bàn thành phố: Đầu tư nâng cấp dịch vụ. Khách sạn 5 sao đầu tiên Tại Hải Phòng
Năm Du lịch quốc gia Đồng bằng sông Hồng- Hải Phòng 2013 là “cơ hội vàng” cho các doanh nghiệp du lịch Hải Phòng bứt phá trong đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng dịch vụ. Trong đó, việc nâng cấp cơ sở lưu trú được ngành Văn hóa- Thể thao và Du lịch quan tâm, chú trọng, tạo chuyển biến rõ rệt, góp phần đáp ứng nhu cầu nghỉ dưỡng của du khách trong và ngoài nước.
Nam Cường Hotel
Số 47 Lạch Tray, Quận Ngô Quyền, Thành phố Hải phòng
KHÁCH SẠN 4 SAO
Thành phố Hải Phòng có 08 khách sạn 4 sao,
KHÁCH SẠN QUỐC TẾ CAMELA
Khách sạn Quốc tế Camela được xây dựng bên bờ sông Cấm thanh bình, nơi có cầu Bính nổi tiếng bắc ngang nối Cảng Hải Phòng với Di sản Thiên nhiên Thế giới Vịnh Hạ Long. Vị trí của Khách sạn gần với Khu Công nghiệp Nomura, cách Trung tâm Thương mại Metro 1Km. Từ Khách sạn, Quý khách chỉ mất 5' đi xe để tới bến cảng nếu Quý khách muốn đi tham quan Vịnh Hạ Long, 10' để tới ga xe lửa, 15' tới sân bay Cát Bi và 20' Quý khách có thể ra đến Sân Golf Đồ Sơn và Biển Đồ Sơn nổi tiếng.
KHÁCH SẠN SEA PEARL
Thị trấn Cát Bà - Cát Hải - Hải phòng
Khách sạn Classic Hoàng Long
25 Trần Quang Khải _ Hồng Bàng Hải Phòng
KHÁCH SẠN 2 SAO
Trên địa bàn thành phố Hải Phòng có 60 khách sạn 2 sao
KHÁCH SẠN 1 SAO
Hải Phòng có khoảng 28 khách sạn 1 sao
Cơ sở quan trọng
Để được UNESCO công nhận hồ sơ hoàn chỉnh là cả một quá trình lâu dài, kỳ công trong chuẩn bị hồ sơ với những yêu cầu, điều kiện khắt khe, bảo đảm tính khoa học và thuyết phục. Phó giám đốc Sở Văn hóa- Thể thao và Du lịch Nguyễn Anh Tuân cho biết, hồ sơ đệ trình UNESCO công nhận quần đảo Cát Bà là Di sản thiên nhiên thế giới dày hơn 1000 trang, kèm theo cả bộ phim, ảnh, bản đồ, được chuẩn bị kỹ lưỡng, khoa học, nghiêm túc, thể hiện được những nét nổi bật về giá trị đa dạng sinh học cũng như giá trị thiên nhiên của quần đảo Cát Bà- Long Châu. Để thuyết phục được tổ chức UNESCO xác nhận hồ sơ quần đảo Cát Bà đã hoàn chỉnh, thành phố và cơ quan thường trực là Sở Văn hóa- Thể thao và Du lịch tiến hành các bước chuẩn bị chi tiết, mời các chuyên gia trong nước và quốc tế, đặc biệt là những chuyên gia đầu ngành của thế giới trong lĩnh vực thiết lập hồ sơ di sản thế giới đến thực địa, tư vấn và trực tiếp tham gia, góp ý vào hồ sơ. Mặt khác, sau khi hoàn chỉnh hồ sơ, trình UNESCO lần thứ nhất để tổ chức này cho ý kiến, đóng góp và yêu cầu bổ sung, thì các cơ quan chức năng tiếp tục chỉnh sửa, hoàn thiện để bảo đảm hồ sơ hoàn chỉnh.
Tuy nhiên, quần đảo Cát Bà cũng đối mặt với những yếu tố đe dọa, ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình xét duyệt hồ sơ quần đảo Cát Bà trở thành di sản thiên nhiên thế giới. Áp lực đến từ phát triển kinh tế xã hội, ô nhiễm môi trường, tai biến tự nhiên là nguy cơ làm giảm đa dạng sinh học ở mức độ khác nhau, có thể ảnh hưởng đến hệ sinh thái, đặc biệt là các hệ sinh thái rạn san hô, rừng ngập mặn, thảm cỏ biển và tùng áng- hồ nước mặn đặc trưng cho vùng đảo.
![]() |
Khách du lịch tham quan vịnh Lan Hạ. |
Trách nhiệm lớn hơn
Trước khi lập hồ sơ, Phó chủ tịch UBND thành phố Lê Khắc Nam từng cảnh báo, mặt biển Cát Bà ô nhiễm vì nuôi cá lồng bè với hàng nghìn ô lồng. Nhất là việc con người tác động vào vùng đệm, vùng lõi quá nhiều sẽ là điều rất khó khăn để Cát Bà trở thành Di sản thiên nhiên thế giới với cơ sở đa dạng sinh học. Do vậy, thành phố chỉ đạo các ngành chức năng và huyện Cát Hải triển khai các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường, tăng cường công tác bảo tồn. Trong đó, việc tiên quyết là huyện Cát Hải giảm thiểu số ô lồng nuôi trồng thủy sản trên vịnh theo đúng quy hoạch nuôi trồng được thành phố phê duyệt, theo lộ trình giảm dần. Tăng cường vận động, tuyên truyền người dân hiểu, ủng hộ để Cát Bà sớm trở thành di sản thiên nhiên thế giới. Mặt khác, kiên quyết cưỡng chế các hộ không chấp hành việc tháo dỡ, di chuyển ô lồng về nơi quy hoạch, nhằm bảo vệ môi trường Cát Bà.
Chủ tịch UBND huyện Cát Hải Bùi Trung Nghĩa cho biết, ý thức được giá trị và cơ hội quần đảo Cát Bà trở thành Di sản thiên nhiên thế giới, thời gian qua, huyện Cát Hải triển khai quyết liệt việc giảm số lồng, bè nuôi thủy sản trên các vịnh, sắp xếp ô lồng vào khu vực quy hoạch để hạn chế tác động xấu đến môi trường khu du lịch. Huyện tiếp tục chỉ đạo các đơn vị chức năng, địa phương và doanh nghiệp triển khai giải pháp bảo vệ môi trường, nhất là các khu vực bảo đảm yêu cầu khắt khe về môi trường, sinh thái.
Theo Giám đốc Sở Văn hóa- Thể thao và Du lịch Đoàn Duy Linh, những định hướng dài hạn cho công tác quản lý di sản quần đảo Cát Bà tập trung vào các vấn đề: bảo tồn nguyên vẹn giá trị cảnh quan thiên nhiên, giá trị các hệ sinh thái nhiệt đới, cận nhiệt đới điển hình, các loài đặc hữu bản địa có giá trị toàn cầu và môi trường của di sản. Bên cạnh đó, quản lý giám sát chặt chẽ các hoạt động kinh tế - xã hội; tăng cường nghiên cứu làm rõ các giá trị của di sản; nâng cao năng lực quản lý di sản; giáo dục ý thức cộng đồng, thu hút người dân địa phương cùng tham gia quản lý và bảo vệ di sản.
Quần đảo Cát Bà là mẫu hình tốt nhất về tập trung cao của các hệ sinh thái nhiệt đới, cận nhiệt đới điển hình vượt trội so với các khu vực khác của châu Á như hệ sinh thái đảo đá vôi điển hình lớn nhất vùng châu Á, rừng mưa nhiệt đới nguyên sinh rộng lớn trên đảo đá vôi, rừng ngập mặn, san hô, vùng triều, hồ nước mặn. Loài voọc Cát Bà là một trong số 25 loài linh trưởng bị đe dọa cao nhất thế giới, cần bảo vệ khẩn cấp và là loài có giá trị bảo tồn ngoại hạng toàn cầu. |
Phạm Lượng
©2012 Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hải Phòng
Địa chỉ : 18 Minh Khai, Quận Hồng Bàng, Hải Phòng
Điện thoại : +84.31.382.2616 /+84 - Fax : +84.31.382.2616
Email : info@vanminhsonghong.gov.vn