Lưu trú : Nhà nghỉ , Nhà khách , Khu nghỉ dưỡng , Khách sạn
Ẩm thực : Quầy ba , Quán ăn , Nhà hàng , Đặc sản
Mua sắm : Hàng lưu niệm , Chợ , Siêu thị
Giải trí : Karaoke , Cafe , Bar - vũ trường
Vận chuyển : Khởi công khu dịch vụ hàng không trong năm 2013 , , , Tàu thủy , Tàu hỏa , Taxi , Ô tô , Máy bay
Cơ sở lưu trú du lịch trên địa bàn thành phố: Đầu tư nâng cấp dịch vụ. Khách sạn 5 sao đầu tiên Tại Hải Phòng
Năm Du lịch quốc gia Đồng bằng sông Hồng- Hải Phòng 2013 là “cơ hội vàng” cho các doanh nghiệp du lịch Hải Phòng bứt phá trong đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng dịch vụ. Trong đó, việc nâng cấp cơ sở lưu trú được ngành Văn hóa- Thể thao và Du lịch quan tâm, chú trọng, tạo chuyển biến rõ rệt, góp phần đáp ứng nhu cầu nghỉ dưỡng của du khách trong và ngoài nước.
Nam Cường Hotel
Số 47 Lạch Tray, Quận Ngô Quyền, Thành phố Hải phòng
KHÁCH SẠN 4 SAO
Thành phố Hải Phòng có 08 khách sạn 4 sao,
KHÁCH SẠN QUỐC TẾ CAMELA
Khách sạn Quốc tế Camela được xây dựng bên bờ sông Cấm thanh bình, nơi có cầu Bính nổi tiếng bắc ngang nối Cảng Hải Phòng với Di sản Thiên nhiên Thế giới Vịnh Hạ Long. Vị trí của Khách sạn gần với Khu Công nghiệp Nomura, cách Trung tâm Thương mại Metro 1Km. Từ Khách sạn, Quý khách chỉ mất 5' đi xe để tới bến cảng nếu Quý khách muốn đi tham quan Vịnh Hạ Long, 10' để tới ga xe lửa, 15' tới sân bay Cát Bi và 20' Quý khách có thể ra đến Sân Golf Đồ Sơn và Biển Đồ Sơn nổi tiếng.
KHÁCH SẠN SEA PEARL
Thị trấn Cát Bà - Cát Hải - Hải phòng
Khách sạn Classic Hoàng Long
25 Trần Quang Khải _ Hồng Bàng Hải Phòng
KHÁCH SẠN 2 SAO
Trên địa bàn thành phố Hải Phòng có 60 khách sạn 2 sao
KHÁCH SẠN 1 SAO
Hải Phòng có khoảng 28 khách sạn 1 sao
Đến đời Tiền Lê, chùa chiền bắt đầu nở rộ trên vùng đất Hải Phòng. Tiêu biểu là chùa Mỹ Cụ (Linh Sơn tự), Dư Hàng (Phúc Lâm tự), chùa Vẻn (Linh Quang tự), chùa Phù Lưu (Thiên Vũ tự)…Bước sang thời nhà Lý (1010-1225), hàng loạt ngôi chùa được khởi công xây dựng tại Hải Phòng. Đáng chú ý là các chùa Tháp Tường Long do vua Lý Thánh Tông chỉ đạo việc hưng công; chùa Long Hoa trên núi Voi (An Lão), chùa Thường Sơn (Hàm Long tự), chùa Phác Xuyên (Thiên Tộ tự), chùa Mỹ Lộc (Vọng Phúc tự)…Từ thời Lý sang thời Trần, tuy nhịp độ, quy mô có thay đổi, nhưng chùa làng ở Hải Phòng vẫn có xu hướng nở rộ. Bấy giờ, Thiền phái Trúc Lâm do Điều Ngự Giác hoàng Trần Nhân Tông sáng lập có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống tinh thần của nhân dân. Ở làng Dưỡng Chính ( xã Chính Mỹ, huyện Thuỷ Nguyên), giới học giả đã tìm thấy dấu vết tịnh thất Dưỡng Chân của Tuệ Trung thượng sĩ Trần Tung.
![]() |
Ngôi chùa trên đảo Bạch Long Vĩ vừa được xây dựng. |
Do ảnh hưởng của Thiền phái Trúc Lâm, uy tín, đạo hạnh của Phật hoàng Trần Nhân Tông, Tuệ Trung thượng sĩ Trần Tung, Phật giáo trên vùng đất Hải Phòng phát triển thịnh đạt. Nhiều công trình kiến trúc có quy mô đồ sộ lần lượt ra đời như chùa Đông Khê (Nguyệt Quang tự), chùa Dư Hàng (Phúc Lâm tự), chùa Thường Sơn (Hàm Long tự), chùa Phù Lưu (Thiên Vũ tự), chùa Mỹ Cụ (Linh Sơn tự)…Dưới triều Trần (1226-1400), chùa Đông Khê vốn là một sơn môn nổi tiếng của Phật phái Trúc Lâm. Sau này, chùa được Thiền sư Như Hiện - đệ tử của Thiền sư Chân Nguyên (đời thứ 5 của thiền phái Trúc Lâm) trùng tu, khai hoá chốn tổ thiền phái Tế - Trúc (kết hợp giữa phái Lâm Tế và phái Trúc Lâm) vào đời Lê Hy Tông (1676-1705). Chùa Dư Hàng (Lê Chân) tên chữ là Phúc Lâm tự, tương truyền dựng từ thời Tiền Lê, đến đời Trần, các vị Trúc Lâm Tam Tổ đã nhiều lần về đây giảng đạo, thuyết pháp, độ tăng. Chùa Thường Sơn tên chữ là Hàm Long tự (thị trấn Núi Đèo - Thuỷ Nguyên), vốn là đại danh lam thời nhà Trần. Tương truyền, vào cuối triều Trần, chùa còn được Từ Giác quốc sư (thế danh là Vương Huệ, dân gian quen gọi là Thánh tổ Non Đông) đứng chủ hưng công trùng tu, tố hảo. Đến năm Chính Hoà thứ 23 đời vua Lê Hi Tông (1702), chùa lại được Hoà Thượng Tịnh Cơ, môn đồ của Chân Nguyên Thiền sư trùng tu lại trên nền cổ tự.
Thư tịch cổ và huyền tích lưu truyền trong dân gian cho biết, Tam Tổ Trúc Lâm đã từng hoằng pháp ở các tự viện: Đông Khê, Dư Hàng, Mỹ Cụ, Nhân Lý, Mõ, Diên Lão…Vị Trạng nguyên khai khoa của Hải Phòng là Lê Ích Mộc (người làng Thanh Lãng, huyện Thủy Nguyên) nhờ các bậc cao tăng dạy dỗ mà thành tài. Chùa Phục Lễ ở Thủy Nguyên từng được vua Lê Thái Tổ viếng thăm…Nét nổi bật của hệ thống cổ tự ở Hải Phòng là còn bảo lưu được nhiều tượng pháp, bia ký, đồ thờ, đồ tế khí thời nhà Mạc (1527-1592), trong đó tiêu biểu là các chùa: Trà Phương, Nhân Trai, Đại Trà, Phúc Hải, Hòa Liễu, Du Lễ (Kiến Thụy); Lôi Động, Phục Lễ, Thiểm Khê, Tân Dương (Thủy Nguyên); Quang Khải, chùa Cả Khinh Dao (An Dương); Minh Thị, Hà Lâu, Phú Kê, Tiên Đôi (Tiên Lãng); Bách Phương, Áng Sơn, Lai Thị (An Lão); Đồng Quan (Vĩnh Bảo)…
Trải qua bao thế kỷ, Đạo Phật qua hình ảnh các ngôi chùa, ngọn tháp đã trở thành biểu trưng của bản sắc văn hóa Việt Nam. Hệ thống cổ tự Hải Phòng là một bộ phận của di sản văn hóa dân tộc và là nguồn sử liệu trực tiếp cung cấp những thông tin chân xác để khôi phục các trang sử hào hùng, bi tráng của dân tộc, của lịch sử Phật giáo Việt Nam. Các công trình kiến trúc chùa chiền, tác phẩm nghệ thuật điêu khắc, trang trí kiến trúc, tượng pháp, nội dung minh bia, minh chuông, kinh sách…đã trở thành những thông điệp quý của tiền nhân truyền lại cho hậu thế, gửi gắm bao tâm tư về sự nghiệp xây đắp nước non nhà. Hệ thống các cổ tự - di sản văn hóa Phật giáo hữu hình đã ngưng đọng, lan tỏa bao lớp văn hóa phi vật thể mang đậm bản sắc, bản lĩnh văn hóa Việt Nam.
Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước, công tác bảo tồn di sản văn hóa ở Hải Phòng nói chung và việc bảo vệ, tu sửa, tôn tạo, phục dựng di sản văn hóa Phật giáo trên địa bàn thành phố nói riêng đã đạt được những thành tựu đáng trân trọng. Hải Phòng hiện có 580 ngôi chùa (trong đó 303 ngôi có Tăng Ni trụ trì hay kiêm nhiệm trụ trì, số còn lại do Ban hộ tự quản lý). Trong hệ thống chùa cảnh của Hải Phòng hiện nay, 48 chùa được xếp hạng là di sản văn hoá quốc gia, 120 chùa được công nhận là di tích lịch sử - văn hoá, di tích Cách mạng và kháng chiến cấp thành phố, hơn 100 chùa đạt danh hiệu "Chùa tinh tiến" cấp thành phố và 270 chùa đạt danh hiệu "Chùa tinh tiến" cấp quận, huyện./.
Thượng tọa Thích Thanh Giác
(Phó trưởng Ban Thường trực Hội đồng trị sự,
Giáo hội Phật giáo thành phố Hải Phòng)
©2012 Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hải Phòng
Địa chỉ : 18 Minh Khai, Quận Hồng Bàng, Hải Phòng
Điện thoại : +84.31.382.2616 /+84 - Fax : +84.31.382.2616
Email : info@vanminhsonghong.gov.vn